Khoa học công nghê
Nghiên cứu khoa học sinh viên
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC DỄ HƠN NHỮNG GÌ BẠN NGHĨ?
Hẳn là, mỗi khi nghe cụm từ “Nghiên cứu khoa học” (NCKH), các bạn sẽ nghĩ ngay là KHÓ và chỉ có những ai giỏi/ xuất sắc mới có thể làm được. Nhưng những điều đó HOÀN TOÀN SAI nhé! - BẤT KỲ AI LÀ SINH VIÊN ĐỀU ĐÃ TỪNG LÀM NCKH ĐẤY THÔI.
Thử hỏi, ai là sinh viên mà không phải làm BÀI THẢO LUẬN nào? Chính xác, những gì mình muốn nói rất đơn giản - NCKH giống như là một “Bài thảo luận LỚN”. Các bạn từng làm ít nhất một bài thảo luận rồi đó, cứ nghĩ như vậy, rồi hoàn thành sẽ dễ dàng thôi...
Mình là Hoàng Thị Ni Na – K53I5 – GPA 3.47, Giải Nhì NCKHSV cấp Khoa năm 2019, Giải nhì Giải thưởng "Sinh viên NCKH" cấp Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2019, 4 năm được nhận Giấy khen đạt danh hiệu sinh viên Giỏi của Trường, Giải thưởng/ Học bổng KOVA 2020 Hạng mục Triển vọng,…
Ở bài này, mình sẽ chia sẻ 1 chút kinh nghiệm của mình khi thực hiện nghiên cứu nhé.
Với mình, làm NCKH ĐƯỢC > MẤT (tức là, được nhiều hơn mất) !
NCKH: ĐƯỢC gì?
Mình còn nhớ hồi đó, trường có chia sẻ về Giải thưởng/ Học bổng KOVA dành cho các SV trên cả nước. Có rất nhiều bạn của mình điểm, tiếng anh, hoạt động phong trào rất tốt nhưng lại không thể apply vì thiếu điều kiện: Sinh viên có Giải NCKH từ cấp Trường trở lên. Đặc biệt, nếu bạn có ý định du học nước ngoài, NCKH là điều kiện rất cần thiết. Nhớ nhé...
Điều gì giúp bạn hoàn thành bài NCKH?
Ở bài này, mình sẽ chia sẻ 1 chút kinh nghiệm của mình khi thực hiện nghiên cứu nhé.
Với mình, làm NCKH ĐƯỢC > MẤT (tức là, được nhiều hơn mất) !
NCKH: ĐƯỢC gì?
- Điểm cộng: Không sai, mình tin rằng đa số các bạn lựa chọn làm NCKH vì mong được cộng điểm Khóa luận tốt nghiệp. Đúng, đây là động lực rất lớn thúc đẩy bạn có thể bắt tay vào thực hiện nghiên cứu. Lợi vậy mà, tại sao không làm đúng không? (Lưu ý: phải đạt min 8 thì mới được cộng điểm nha ^^).
- Kiến thức và nguồn tài liệu: Như bài thảo luận vậy, NCKH cũng có một form nhất định, bởi vậy các bạn cần biết bố cục của bài như thế nào, cách trình bày ra làm sao, biết tài liệu tìm ở đâu là chính thống, khoa học, biết trích dẫn thông tin, kể cả khả năng tư duy, viết và nói của bạn chắc chắn sẽ có những thay đổi sau khi làm NCKH khiến bạn bất ngờ đấy.
- Sự tự tin: Như chia sẻ trên, mình sẽ tự tin nói trước mọi người, đưa ra quan điểm, ý kiến thuyết phục người khác. Khi làm Tiểu luận/ Khóa luận hay việc gì cần tới khả năng viết, tư duy, bạn có thể thực hiện mà ít gặp trở ngại. Như mình hồi đó khá may mắn, mình được trình bày tại 2 Hội nghị là Hội nghị NCKH cấp Khoa, Buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm thực hiện NCKH của Trường. Do đó, khi trình bày tại vòng Chung khảo Giải thưởng NCKH cấp Bộ, trước 9 thầy/ cô có học hàm, học vị, có chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm về NCKH đến từ rất nhiều Đại học uy tín trên cả nước, mình đã dạn dĩ trình bày trôi chảy kết quả nghiên cứu của nhóm.
- Quản lý thời gian/ công việc: Bạn phải làm nhiều công việc 1 lúc, học tập, bài tập nhóm, bài thảo luận trên lớp hoặc vẫn đi làm thêm ngoài NCKH. Do đó, bạn sẽ biết sắp xếp thời gian sao hợp lý nhất mà vẫn đảm bảo tiến độ. Sau này, khi đi làm bạn sẽ không gặp khó khăn về thời gian và chạy tiến độ trong công việc nữa đâu.
- Lợi thế khi xin việc/ xin Học bổng:
- CV xin việc của bạn sẽ được đánh giá cao hơn khi bạn từng làm NCKH. Một số học bổng trong/ ngoài nước yêu cầu bắt buộc SV phải có giải NCKH. Sẽ thật phí nếu như mình đủ các điều kiện khác mà thiếu duy nhất NCKH, đúng không?
- Đồng đội: Thú thật với các bạn, ai chăm chỉ đến đâu thì cũng có những lúc nản lòng và muốn buông xuôi. Vì thế nên ta cần đồng đội, để luôn giữ được tinh thần và chia sẻ công việc → Với mình, bạn đồng hành là người có trách nhiệm và thoải mái chia sẻ quan điểm với nhau.
- Sự thích thú, nỗ lực, ham học hỏi: để có 1 bài tốt và đạt điểm cao, bạn phải làm đúng cái mà bạn thích, chắc chắn rồi. Đó là lý do vì sao bạn PHẢI có sự thích thú đối với đề tài của mình.
- Bạn cần lựa chọn 1 đề tài mà bạn thấy hay/ mới, sẽ tuyệt hơn nếu bạn tìm được các doanh nghiệp thực tế để khảo sát và có thể áp dụng kết quả đó vào bài làm của mình.
- Nếu quá khó khăn trong việc tìm kiếm 1 cái tên đề tài thì hãy nêu ra định hướng của mình và xin ý kiến từ GVHD.
- Người chỉ đường: chính là Giáo viên hướng dẫn (GVHD) đó. Bạn nên lựa chọn thầy/ cô theo định hướng đề tài mà bạn muốn làm → GVHD là người hỗ trợ chúng ta lên đề cương bài NCKH chính xác nhất, giúp đỡ chúng ta cách hệ thống, phân tích tài liệu và góp ý để bài của chúng ta chất lượng hơn.
- Thời gian đăng ký và nhận tên, GVHD đề tài NCKH chính thức: Tháng 08 -09. Tùy thuộc vào từng năm thời gian có thể khác nhau một chút nên các bạn follow theo page Khoa/ Trường cập nhật cụ thể nhất. Thường, đăng ký cuối Tháng 08, đầu tháng 9, đến giữa/ cuối Tháng 09 sẽ có danh sách đề tài và phân công GVHD.
- Thực hiện đề tài NCKH: tháng 09-tháng 02. Trong t/g 6 tháng thực hiện, các bạn cần duy trì gặp gỡ, trao đổi thường xuyên với GVHD. Tùy theo từng đề tài, thầy cô sẽ đưa ra các mốc t/g thực hiện cụ thể. Kinh nghiệm cá nhân của mình là nên bắt tay làm ngay, tập trung vào tháng 09-11 và tháng 02 thôi. Vì tháng 12-01 chúng ta sẽ thi & nghỉ tết nữa, nên các bạn cần chủ động sắp xếp thời gian thực hiện sớm nhất nhé.
- Trình bày tại Hội nghị NCKH cấp Khoa: Tháng 03. Sau khi nộp bài, thầy cô trong Khoa sẽ tổ chức chấm điểm và lựa chọn các đề tài được trình bày tại Hội nghị NCKH cấp Khoa. Sau khi nghe SV trình bày kết quả nghiên cứu, bọn mình sẽ được nhận giải và được thông báo những đề tài được lựa chọn gửi thi NCKH cấp Trường. Năm 2019, Khoa mình gửi 1 bài NCKH đạt Giải nhất và Giải nhì cấp Khoa để Dự thi cấp Trường.
- Gửi bài dự thi cấp Trường: Tháng 05. Theo kinh nghiệm của mình, gửi thi từng cấp đều được chuẩn bị từ 1-3 tháng, thế nên các bạn hãy dành thời gian đó để rà soát và hoàn thiện bài của mình nhé. Nếu không đạt Giải thưởng cấp Trường, mà thuộc Top 7 đề tài tốt nhất, các bạn vẫn có cơ hội để được gửi thi cấp Bộ. Như nhóm mình nè, chỉ được giải Khuyến Khích cấp Trường thôi, nhưng lại là 1 trong 4 bài được Trường gửi thi cấp Bộ năm 2019 đấy.
- Viết báo: Tháng 02, Tháng 04 hoặc Tháng 06. Bạn mong muốn bài kết quả nghiên cứu của mình được đăng tải trên các Tạp chí khoa học uy tín hoặc Hội thảo quốc gia, Hội thảo quốc tế thì hãy viết ngay khi hoàn thiện sản phẩm. Ví dụ tháng 02, tháng 04 hoặc tháng 06 (trước thời điểm gửi bài dự thi các cấp). Như vậy, kết quả nghiên cứu của mình sẽ được giới thiệu tới bạn đọc, các chuyên gia, các học giả và biết đâu trở thành tài liệu tham khảo cho các đề tài tiếp theo hoặc được áp dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Và một điều rất quan trọng, nếu có bài báo đăng Tạp chí, Hội thảo, NCKH sẽ được thêm điểm khi dự thi các cấp. Tuy nhiên, việc đăng báo thì không hề dễ và cũng khá lâu. Thế nên, các bạn nên tham khảo thầy cô GVHD nhé.
- Gửi bài dự thi Giải thưởng NCKHSV cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo: Tháng 06 (hoặc muộn hơn theo TB của Bộ). Sau khi được Nhà trường thông báo là 1 trong các đề tài được gửi dự thi cấp Bộ, các bạn nên dành thời gian tìm hiểu yêu cầu, bố cục, thang điểm và xây dựng cho mình chiến lược để chinh phục Giải thưởng nhé. Trong thời gian 1 tháng, nhóm mình tập trung bổ sung phần tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải thang đo, phân tích kỹ hơn kết quả nghiên cứu và rà soát các lỗi chế bản cũng như trích dẫn,... để bài NCKH hoàn chỉnh nhất trước khi gửi thi.
- Thi vòng Chung khảo cấp Bộ: Tháng 11 hoặc Tháng 12. Khi tham gia vòng Chung khảo, mỗi nhóm sẽ có 15 phút để trình bày và 15 phút để trả lời câu hỏi của các thầy cô trong Hội đồng. Các bạn nên chuẩn bị slide sao cho đầy đủ và cụ thể các phần nhé, không bỏ phần nào hết bởi mục nào trong bài đều rất quan trọng. Hơn nữa, bạn cần chuẩn bị cho mình một phong thái tự tin, vì bạn sẽ được đứng trình bày trước 9 thầy trong Hội đồng đấy. Thầy/ cô sẽ hỏi và các bạn trả lời (đừng bao giờ đưa câu trả lời trong im lặng nhé).
- Lễ trao giải: Đầu Tháng 12. Sau khi thi vòng chung khảo, các nhóm (từ rất nhiều trường trên cả nước) sẽ được tham gia các hoạt động giao lưu như city tour, gala dinner để làm quen với nhau. Sau đó, bọn mình sẽ được BTC sắp xếp chỗ ngồi, hướng dẫn vị trí, đường đi lên, đi xuống cho lễ trao giải. Những nhóm được giải ba cấp Bộ trở lên sẽ được trao trực tiếp tại Lễ trao giải này. Với mình, Lễ trao giải ngày hôm đó là một kỷ niệm không bao giờ quên…
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG và đạt được kết quả nghiên cứu hơn mong muốn nha !