Nền kinh tế bước vào năm 2022 với một số thuận lợi nhưng bắt đầu từ giữa năm đã bộc lộ những khó khăn nghiêm trọng. Những khó khăn này có thể kéo dài đến hết năm 2023. Mặc dù vậy, khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho thấy lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn ba năm 2023 – 2025.
Thành tựu trên mang lại sự khích lệ to lớn đối với cộng đồng kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, quy mô của thương mại điện tử nước ta còn nhỏ, chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến (online retail) so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%.
Mặc dù mới ở giai đoạn phát triển ban đầu và quy mô còn nhỏ nhưng sự phát triển của thương mại điện tử đã bộc lộ nhiều yếu tố không bền vững. Ba yếu tố điển hình bao gồm khoảng cách phát triển giữa hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 61 địa phương khác rất lớn dấu hiệu thu hẹp còn mờ nhạt , nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chính quy ở các trường đại học chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và hoạt động kinh doanh thương mại điện tử gây tác động ngày càng xấu tới môi trường.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử những năm gần đây đã chỉ ra sự cần thiết phải triển khai các chính sách và giải pháp nhằm giải quyết ba vấn đề lớn nêu trên. Từ năm 2019 VECOM đã đề xuất Chương trình Phát triển Thương mại điện tử bền vững và trong những năm qua đã tích cực triển khai một số hoạt động cụ thể. Trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 VECOM sẽ tư vấn, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất chính sách và pháp luật hướng tới phát triển bền vững kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, đồng thời tuyên truyền, vận động cộng đồng kinh doanh trực tuyến tích cực triển khai các hoạt động cụ thể.
Nền kinh tế bước vào năm 2022 với một số thuận lợi nhưng bắt đầu từ giữa năm đã bộc lộ những khó khăn nghiêm trọng. Những khó khăn này có thể kéo dài đến hết năm 2023. Mặc dù vậy, khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho thấy lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn ba năm 2023 – 2025.
Thành tựu trên mang lại sự khích lệ to lớn đối với cộng đồng kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, quy mô của thương mại điện tử nước ta còn nhỏ, chiếm khoảng 8,5% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng. Xét riêng lĩnh vực bán lẻ hàng hoá, năm 2022 tỷ lệ bán lẻ hàng hoá trực tuyến (online retail) so với tổng mức bán lẻ hàng hoá khoảng 7,2%.
Mặc dù mới ở giai đoạn phát triển ban đầu và quy mô còn nhỏ nhưng sự phát triển của thương mại điện tử đã bộc lộ nhiều yếu tố không bền vững. Ba yếu tố điển hình bao gồm khoảng cách phát triển giữa hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với 61 địa phương khác rất lớn dấu hiệu thu hẹp còn mờ nhạt , nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo chính quy ở các trường đại học chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu và hoạt động kinh doanh thương mại điện tử gây tác động ngày càng xấu tới môi trường.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử những năm gần đây đã chỉ ra sự cần thiết phải triển khai các chính sách và giải pháp nhằm giải quyết ba vấn đề lớn nêu trên. Từ năm 2019 VECOM đã đề xuất Chương trình Phát triển Thương mại điện tử bền vững và trong những năm qua đã tích cực triển khai một số hoạt động cụ thể. Trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025 VECOM sẽ tư vấn, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất chính sách và pháp luật hướng tới phát triển bền vững kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, đồng thời tuyên truyền, vận động cộng đồng kinh doanh trực tuyến tích cực triển khai các hoạt động cụ thể.
Số kí hiệu | Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt nam 2023 |
Ngày ban hành | |
Ngày bắt đầu hiệu lực | |
Ngày hết hiệu lực | |
Thể loại | Văn bản liên quan đến Đối tác |
Lĩnh vực | |
Cơ quan ban hành | |
Người ký | |